Schizophrenia Là Gì – Bệnh Tâm Thần Phân Liệt

Tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần nghiêm trọng khiến người bệnh nhìn thực tế một cách bất thường, đặc trưngbởi sự suy giảm quá trình suy nghĩ và sự thiếu hụt các đáp ứng cảm xúc điển hình.

Đang xem: Schizophrenia là gì

1. Bệnh tâm thần phân liệt là gì

2. Triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt

3.Nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần phân liệt

​4. Tác hại của bệnh tâm thần phân liệt

5. Điều trị bệnh tâm thần phân liệt

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh tâm thần phân liệt là gì?

Tâm thần phân liệt (tên tiếng Anh là Schizophrenia) được mô tả là một sự rối loạn tâm thần nghiêm trọng khiến người bệnh nhìn thực tế một cách bất thường. Tâm thần phân liệt đưa tới một loạt hậu quả bao gồm ảo giác, ảo tưởng, rối loạn tư duy – hành vi, dẫn tới suy yếu và có thể dần vô hiệu hóa những hoạt động bình thường. Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh mạn tính, cần phải điều trị suốt đời.

_____________________________

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếpcơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

*

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt

Người bị bệnh tâm thần phân liệt thường gặp nhiều vấn đề về tư duy (nhận thức), hành vi hay tình cảm. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rất đa dạng, nhưng nhìn chung thường có ảo tưởng, ảo giác hoặc rối loạn tư duy, và hành vi vô tổ chức:

-Ảo tưởng: những niềm tin sai lầm không dựa trên thực tế. Ví dụ, nghĩ rằng bản thân đang bị hãm hại; ai đó đang chỉ trích, công kích mình; nghĩ mình có năng lực đặc biệt hoặc nổi tiếng; hay nhầm tưởng người khác có tình cảm với mình hay một thảm hoạ lớn sắp xảy ra. Ảo tưởng thường gặp ở hầu hết người bệnh.

-Ảo giác: thường liên quan đến nhìn thấy hoặc nghe những thứ không tồn tại. Ao giác có thể xảy ra ở bất kỳ giác quan nào, nhưng nghe thấy tiếng nói lạ là ảo giác thường gặp nhất (ảo giác thị giác ).

– Rối loạn tư duy: Rối loạn tư duy là hệ quả từ sự rối loạn ngôn ngữ. Rối loạn ngôn ngữ làm giảm sút hiệu quả giao tiếp vì câu trả lời của người bệnh chỉ đáp ứng được một phần hoặc hoàn toàn không liên quan gì đến câu hỏi của đối phương. Ngoài ra, bệnh nhân có thể nói những câu được tổ hợp từ những từ vô nghĩa mà không hề giải thích được, tuy nhiên trường hợp này ít gặp hơn.

– Hành vi vô tổ chức: biểu hiện bằng nhiều cách và nhiều mức độ, từ ngây thơ trẻ con đến kích động khó lường. Những hành vi này không có mục tiêu cụ thể, vì vậy rất khó đoán. Hành vi có thể bao gồm kháng cự, chống đối, làm những hành động kỳ quặc, thiếu tương tác với môi trường xung quanh, hoặc vận động vô ích và quá mức.

– Triệu chứng tiêu cực: đề cập đến việc giảm hoặc thiếu khả năng hoạt động bình thường. Ví dụ, người đó có thể bỏ bê vệ sinh cá nhân hoặc thiếu biểu lộ cảm xúc. Ngoài ra, người đó có thể mất hứng thú trong sinh hoạt hàng ngày, tách biệt khỏi xã hội hay thiếu khả năng cảm nhận niềm vui.

Ở nam giới, các triệu chứng thường biểu hiện từ sớm đến giữa những năm 20. Ở nữ, các triệu chứng thường biểu hiện trễ hơn vào cuối những năm 20. Ít gặp trẻ em mắc bệnh tâm thần phân liệt và hiếm đối với những người trên 45 tuổi

Lưu ý rằng: Các triệu chứng có thể đa dạng và nặng dần theo thời gian. Một số triệu chứng có thể thuyên giảm, tuy nhiên một số khác có thể luôn hiện diện và không thay đổi.

Triệu chứng ở trẻ vị thành niên tương tự như ở người lớn, nhưng có thể khó nhận ra hơn do một số triệu chứng tâm thần phân liệt sớm ở thanh thiếu niên có nét tương đồng với rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì, như:

Xa lánh bạn bè và gia đìnhKhông quan tâm hoạt động ở trườngKhó chịu hoặc tâm trạng chán nảnThiếu động lực

So với các triệu chứng tâm thần phân liệt ở người lớn, các triệu chứng ở thanh thiếu niên có thể là:

Ít ảo tưởng hơnẢo giác thị giác nhiều hơn

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn:Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y)- Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng:Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ:19001246

⌨CHAT FACEBOOK

===

3. Nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt tới hiện nay chưa tìm đượcnguyên nhân chính xác, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng đó là sự kết hợp của yếu tố di truyền, môi trường và cấu trúc não bộ. Rối loạn bài tiết và điều hòa các chất dẫn truyền thần kinh, có thể góp phần dẫn đến tâm thần phân liệt. Các nhà thần kinh học cho thấy sự khác biệt trong cấu trúc não và hệ thần kinh trung ương của những người bị tâm thần phân liệt. Dù không chắc chắn về tầm quan trọng của những khác biệt này, nhưng đã cho thấy tâm thần phân liệt là bệnh về não.

_____________________________

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếpcơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt

Dù chưa rõ nguyên nhân chính xác, nhưng một số yếu tố dường như làm tăng nguy cơ dẫn đến chứng tâm thần phân liệt, bao gồm:

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tâm thần phân liệtKích hoạt hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như do viêm hoặc các bệnh tự miễnNgười cha lớn tuổiMột số biến chứng khi mang thai và sinh đẻ, chẳng hạn như suy dinh dưỡng hoặc tiếp xúc với độc tố hoặc vi rút có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộDùng các loại thuốc liên quan đến tâm thần- kinh trong thời niên thiếu và tuổi trưởng thành.

_____________________________

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếpcơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

4. Tác hại của bệnh tâm thần phân liệt

Nếu không được điều trị, bệnh tâm thần phân liệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của cuộc sống. Bệnh tâm thần phân liệt có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cả người bệnh và mọi người xung quanh.

Khi bị tâm thần phân liệt, người bệnh có thể có những hành vi tự hủy hoại, gây thương tích cho bản thân. Trầm trọng hơn là có ý đinh tự tử hay có ý nghĩ tự sát.Người bệnh có thể lạm dụng rượu bia, ma túy, các chất kích thích, kể cả thuốc lá, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.Những người bị bệnh tâm thần phân liệt do những rối loạn về khả năng nhận thức và tư duy nên dần mất đi khả năng lao động, học tập. Từ đó rơi vào tình trạng cô lập với xã hội, đói nghèo, vô gia cưNgoài ra, những người bị tâm thần phân liệt không biết tự chăm sóc bản thân nên họ dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe.Một số người bị tâm thần phân liệt có chiều hướng bạo lực, dễ hành hung người khác gây nguy hiểm cho chính bản thân và những người khác.

Xem thêm: Khắc Cốt Ghi Tâm – Nghĩa Của Từ Trong Tiếng Việt

_____________________________

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếpcơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Lời khuyên của bác sĩ

Khi người bệnh có các triệu chứng sớm của bệnh tâm thần phân liệt, nên đưa người bệnh đi khám sớm để nhanh chóng có phương án điều trị và khắc phục các triệu chứng cho người bệnh.

Khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, cần phải nhập viện để đảm bảo an toàn, dinh dưỡng và vệ sinh cho người bệnh.

_____________________________

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếpcơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

*

5. Các phương pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt là một chẩn đoán loại trừ sau khi đã kiểm tra hết các rối loạn tâm thần khác và xác định rằng các triệu chứng không phải do lạm dụng chất kích thích hoặc một bệnh lý khác. Xác định chẩn đoán tâm thần phân liệt bao gồm:

Thăm khám lâm sàng: giúp loại trừ các vấn đề khác có thể gây ra các triệu chứng và kiểm tra các biến chứng.Xét nghiệm và hình ảnh học: Các xét nghiệm giúp loại trừ các nguyên nhân có triệu chứng tương tự như đo nồng độ cồn và chất kích thích trong máu. Bác sĩ cũng có thể cho chụp hình não bộ tìm tổn thương thực thể, như MRI hay CT não.Đánh giá trạng thái tâm thần: bằng quan sát dáng vẻ, hành vi và hỏi về suy nghĩ, tâm trạng, những ảo tưởng, ảo giác mà người bệnh gặp phải, tiền sử sử dụng chất kích thích, ý nghĩ tự sát hay các hành vi bạo lực. Điều này cũng bao gồm đánh giá tiền căn bản thân và gia đìnhTiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt: bác sỹ hoặc chuyên gia về sức khoẻ tâm thần có thể sử dụng các tiêu chí trong Hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê rối loạn tâm thần (DSM-5) do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ công bố.

_____________________________

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếpcơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Điều trị

Bệnh tâm thần phân liệt cần được điều trị suốt đời, ngay cả khi các triệu chứng đã cải thiện. Phương pháp điều trị tâm thần phân liệt chủ yếu là: Điều trị bằng thuốc và các biện pháp tâm lý xã hội, một số trường hợp cần phải nhập viện.

Biện pháp dùng thuốc

Thuốc là nền tảng của điều trị tâm thần phân liệt và thuốc chống loạn thần là những thuốc thông dụng nhất giúp kiểm soát các triệu chứng bằng cách điều hòa chất dẫn truyền thần kinh.

Mục tiêu điều trị bằng thuốc chống loạn thần là để kiểm soát hiệu quả các dấu hiệu và triệu chứng ở liều thấp nhất có thể. Bác sĩ tâm thần có thể phối hợp nhiều thuốc với liều lượng khác nhau tùy theo thời gian để đạt được kết quả mong muốn. Các thuốc khác cũng có thể được dùng, như thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc an thần. Sẽ mất nhiều tuần để nhận thấy sự cải thiện.

Lưu ý: bạn cần lưu ý rằng thuốc trị bệnh tâm thần phân liệt thường có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng trên hệ thần kinh. Bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn về những lợi ích và tác dụng phụ của bất kỳ loại thuốc được kê và cần báo ngay với bác sĩ khi có các triệu chứng của bệnh.

Biện pháp tâm lý xã hội

Mặc dù thuốc là nền tảng của điều trị tâm thần phân liệt, điều trị tâm lý xã hội cũng rất quan trọng. Biện pháp này bao gồm:

Điều trị cá nhân: Liệu pháp tâm lý giúp bình thường hóa mô hình tư duy. Đồng thời, học cách đối phó với căng thẳng và xác định dấu hiệu cảnh báo sớm về tái phát có thể giúp những người tâm thần phân liệt kiểm soát bệnh tật.Đào tạo kỹ năng xã hội: tập trung vào cải thiện giao tiếp, tương tác xã hội và nâng cao khả năng tham gia vào các hoạt động thường ngày.Liệu pháp gia đình: hỗ trợ và giáo dục cho các gia đình đối phó với tâm thần phân liệt.

Xem thêm: Bạn Có Biết Background Là Gì ? Ý Nghĩa Của Background Background Là Gì

Dạy nghề và hỗ trợ việc làm: hỗ trợ những người mắc bệnh tâm thần phân liệt tìm việc làm.

_____________________________

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếpcơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Hầu hết những người bị tâm thần phân liệt cần được hỗ trợ trong sinh hoạt hằng ngày. Nhiều cộng đồng có các chương trình giúp đỡ người bệnh vượt qua khó khăn nhờ nguồn hỗ trợ từ các nhà hảo tâm. Với cách điều trị thích hợp, hầu hết những người bị tâm thần phân liệt đều có thể kiểm soát được bệnh của họ. Hãy liên hệ để gặp bác sĩ theo số 1900 1246

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: tin tức đó đây