Bài Soạn Văn Trong Lòng Mẹ, Soạn Bài Trong Lòng Mẹ (Chi Tiết)

Soạn Văn lớp 8 ngắn gọn tập 1 bài Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng. Câu 1: Sự xuất hiện của nhân vật người cô:

Trả lời câu 1 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

– Sự xuất hiện của nhân vật người cô: Tuy xuất hiện không nhiều, chủ yếu qua một đoạn đối thoại với chú bé, nhưng đây cũng là một nhân vật gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

Đang xem: Soạn văn trong lòng mẹ

– Đây rõ ràng là một nhân vật thâm độc, xảo quyệt, bênh vực và bảo vệ những lề thói tàn nhẫn trong xã hội đương thời. 

– Cô đã nói bé Hồng về chuyện mẹ bé không phải để động viên, chia sẻ, cảm thông, mà ngược lại, với một mục đích đen tối: Cố ý gieo rắc vào đầu đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp này những hoài nghi để nó “khinh ghét, ruồng rẫy” mẹ. 

Trả lời câu 2 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện qua:

– Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng “tình thương và lòng kính mẹ” của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.

– Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ “đã chửa đẻ với người khác”. Tuy non nớt, nhưng bé hiểu “vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực”.

 – Khi nghe những lời ngọt ngào, thâm độc của bà cô, bé Hồng chỉ thấy xót thương mẹ, Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình.

Trả lời câu 3 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Giọng văn của Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, bởi:

– Dòng cảm xúc của nhân vật được thể hiện mãnh liệt qua những chi tiết miêu tả cảm động nghẹn ngào. Sự căm giận, sự xót thương, sự đau khổ và niềm hạnh phúc dường như đều ở đỉnh điểm của tâm trạng.

– Cách thể hiện thông qua kết cấu lớp lang, hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức gợi cảm. Lời văn dạt dào tình cảm.

Xem thêm: Sinh Ngày 22/12 Là Cung Gì ? Dấu Hiệu Ma Kết Lai Nhân Mã Xem Cung Hoàng Đạo Sinh Ngày 22 Tháng 12

Trả lời câu 4 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Qua văn bản trích, em hiểu hồi kí là một thể loại ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc.

Trả lời câu 5 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

– Văn của Nguyên hồng giàu cảm xúc, ngọt ngào và nhuần nhị rất hợp với những kỉ niệm về mẹ và về tuổi thơ. Ông thường viết về những phụ nữ và trẻ em chịu nhiều đau khổ, bất hạnh (như trong các tác phẩm Những ngày ấu thơ, Bi vỏ, Cửa biển…)

– “Trong lòng mẹ” là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật: hai người phụ nữ và một cậu bé trai. Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên Hồng. Đoạn trích chứng tỏ sự am hiểu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt là sự nắm bắt cá tính và tâm lý.

– Nhà văn thấu hiểu, đồng cảm cho nỗi bất hạnh của phụ nữ, trẻ nhỏ; đồng thời ca ngợi tâm hồn, đức tính cao quý của họ. Ông luôn lên tiếng bênh vực, bảo vệ người phụ nữ; trân trọng những khao khát muôn đời của trẻ nhỏ được sống trong vòng tay yêu thương, che chở, bao bọc của mẹ.

Bố cục: 2 phần

+ Đoạn 1 (từ đầu… “người ta hỏi đến chứ”): Cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô cay nghiệt.

+ Đoạn 2 (phần còn lại): Cuộc gặp gỡ cảm động, hạnh phúc của hai mẹ con Hồng.

Xem thêm: Cặp Đôi Chị Em Khương Triều Và Mạch Địch Na Khoe Ảnh Con Trai Đầu Lòng

Những cay đắng, tủi nhục của đứa trẻ mồ côi cha, sống xa mẹ và tình yêu thương vô bờ của chú dành cho người mẹ bất hạnh.

sonlavn.com

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: bài tập tổng hợp