Tác Phẩm Chí Phèo – Chí Phèo Phần Tác Phẩm

Tác phẩm Chí Phèo được biết đến là một trong những truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Đây cũng là tác phẩm văn học được chuyển thể thành phim. Tác phẩm xoay quanh một tấn những bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong cái xã hội xưa cũ. Câu kết trong tác phẩm được nhân vật Chí Phèo bộ lộ: “Không được! Ai cho tao lương thiện?”. Đây là câu nói đã đi sâu vào tâm trí của nhiều thế hệ độc giả. 

*

Tác phẩm Chí Phèo – Nhà Văn Nam Cao

Thông tin sáng tác về tác phẩm Chí Phèo

Truyện ngắn Chí Phèo, nguyên có tên là Cái lò gạch cũ, tác phẩm được in thành sách lần đầu vào năm 1941. Sau đó, nhà xuất bản Đời mới – Hà Nội đã tự ý đổi thành tên là Đôi lứa xứng đôi. Đến khi tác phẩm được in lại trong tập Luống Cày do Hội Văn Hóa Cứu Quốc xuất bản, tại Hà Nội năm 1946 và tác giả Nam Cao đặt lại tên cho tác phẩm này là Chí Phèo.

Đang xem: Tác phẩm chí phèo

Nam Cao bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn của mình vào năm 1936, nhưng đến khi ra đời tác phẩm Chí Phèo thì Nam Cao mới được mọi người công nhận tài năng của mình. Chí Phèo được biết đến là một trong những kiệt tác trong thể loại văn xuôi Việt Nam hiện đại, một trong những truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

Thời gian đỉnh cao trong cuộc đời viết văn của ông là vào giai đoạn 1941 – 1944. Ngòi bút của Nam Cao không đạt được kỷ lục nào về số lượng, về độ dài hay độ dày. Cái đỉnh cao mà ông đạt được đó chính là chất lượng ngôn ngữ nghệ thuật, chất lượng tư duy xã hội và tư duy văn học. 

Tác phẩm Chí Phèo được phát hành vào đầu năm 1941 trong tạp chí Đời Mới, đã cho thấy được những tài năng của Nam Cao được thể hiện sâu sắc về cái gọi là giá trị trong truyện ngắn Chí Phèo.

Một số tên gọi của tác phẩm Chí Phèo

*

Đôi lứa xứng đôi – Một cái tên khác của tác phẩm Chí Phèo

1. Cái lò gạch cũ

Đây chính là tên gọi đầu tiên của tác phẩm này. Cái tên nói lên sự ra đời của Chí Phèo mà không được hưởng một quyền sống đúng nghĩa của một con người. Cái lò gạch cũ là một trong những hình ảnh luôn song hành và không thể thiếu của Chí Phèo.

Tên gọi này nói lên giá trị hiện thực rất sâu sắc của tác phẩm khi đề cập đến sự nối tiếp của kiếp đọa đày, hết kiếp này đến đến khác của những giai cấp gọi là thống trị lên những người nông dân khốn khổ. Vì vẫn còn đó sự nối tiếp nhau khi vẫn còn một Chí Phèo con khi Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng ở phần cuối của tác phẩm.

2. Đôi lứa xứng đôi

Khi tác phẩm Chí Phèo được in thành sách lần đầu vào năm 1941, NXB Đời mới đã tự ý đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi”. Tên gọi này đặt ra để hướng tới độc giả tới mối tình của Chí Phèo và Thị Nở, nhằm giúp cho người đọc có thể nhìn thấy ra sự tàn ác của Làng Vũ Đại và nhân vật Bá Kiến đối với Chí Phèo và cái duyên gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở.

Tên này được đặt ra phù hợp với sở thích của người đọc thời đó, nhưng điều ngược lại thì tất cả những giá trị của tác phẩm sẽ có thể bị gọi là lu mờ bởi chính cuộc tình éo le giữa 2 nhân vật Thị và Chí.

3. Chí Phèo

Sau 2 cái tên trên, nhà văn Nam Cao đã quyết định đổi tên tác phẩm thành “Chí Phèo”. Tên tác phẩm được lấy từ tên nhân vật chính trong câu chuyện. Với nhan đề này thì mọi giá trị của tác phẩm đều được thể hiện một cách sâu sắc nhất.

Bởi chính cái tên gọi này mới có thể thể hiện được sâu sắc nhất số phận của nhân vật và số phận ấy mang cả giá trị hiện thực, lẫn cái gọi là giá trị nhân đạo.

Chủ đề của tác phẩm Chí Phèo

Tác phẩm Chí Phèo giúp cho người đọc có cái nhìn khái quát hơn về một hiện tượng xã hội ở vùng nông thôn Việt Nam trước năm 1945. Một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị xã hội đưa đẩy vào con đường tha hóa hay còn được gọi là lưu manh hóa.

*

Chủ đề của tác phẩm Chí Phèo

Ngòi bút của nhà văn Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo đã kết án đanh thép cho cái xã hội tàn bạo, khiến tàn phá cả từ thể xác đến cái gọi là tâm hồn của những người nông dân lao động. Đồng thời, tác phẩm của khẳng định được bản chất lương thiện trong con người họ ngay cả khi họ vùi dập mất hết đi nhân tính.

Chí Phèo là một trong những tác phẩm có giá trị hiện thực cao và theo đó là giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ.

Xem thêm: Sinh Ngày 12/4 Cung Gì ? Thuộc Cung Gì? Có Sự Kiện Gì Đặc Biệt Vào Ngày Này?

Chủ đề chính trong tác phẩm Chí Phèo này là đề cao sự phê phán của xã hội phong kiến thời xưa. Hơn nữa, tác giả cũng đề cao và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp và cao quý của nông dân Việt Nam thời bấy giờ thông qua 2 nhân vật là Chí Phèo – Thị Nở.

Câu chuyện nói lên sự xung đột vô cùng quyết liệt của 2 tầng lớp khác nhau trong xã hội phong kiến đó là tầng lớp thống trị và tầng lớp nông dân.

Chi tiết kết thúc trong tác phẩm đầy ngụ ý, biết đâu lại có một “Chí Phèo con” bước ra từ cái lò gạch cũ vào đời để “nối nghiệp cha”. Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hội tàn bạo vẫn không cho con người được sống hiền lành, tử tế, lương thiện, vẫn còn đâu đó trong xã hội vẫn còn những người dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh.

Các giai đoạn trong tác phẩm Chí Phèo

Trong tác phẩm Chí Phèo thì cuộc sống của nhân vật Chí được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Chí Phèo là một là một người nông dân bình thường như bao người nông dân khác. Sau đó, Chí Phèo bị giam giữ và đẩy vào tù do Bá Kiến ghen tuông.Giai đoạn 2: Chí Phèo trở thành tay sau dưới trướng Bá Kiến, từ một người nông dân hiền lành trở thành một tên quái vật, hung ác, không sợ đời. Những tiếng chửi của Chí thuộc về một người đàn ông say triền miên. Ý thức về cuộc sống cô đơn, cần phải loại trừ hết dân làng Vũ Đại ra khỏi xã hội. Kết quả là cả cơ thể và tâm hồn của Chí bị hủy hoại nặng nề.Giai đoạn 3: Chí Phèo gặp được Thị Nở, nhờ có tình thương của Thị Nở mà đã đánh thức được tính người trong con người Chí. Hắn đã tỉnh dậy sau những cơn say triền miên. Chí đã trở lại cuộc sống bình thường và đem lòng yêu thương Nở. Hai người đã đem lòng yêu nhau, Chí đã sống với đúng phẩm chất tốt đẹp của một con người từ đó. Sau đó, vì bị cự tuyệt quyền làm người và Chí đã nhận ra kẻ thù chính của cuộc đời mình là Bá Kiến. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và kết thúc cuộc đời mình. Điểm này nói lên sự bế tắc của người nông dân bị tha hóa trong cái xã hội u ám, kiến cho nhân vật Chí rơi vào bước đường cùng. “Không được! Ai cho tao lương thiện?”.

Nhân vật trong tác phẩm Chí Phèo

Trong tác phẩm Chí Phèo, cách nhà văn Nam Cao xây dựng hình tượng nhân vật cũng rất độc đáo. Hai nhân vật phản diện đại diện cho 2 tầng lớp ở trong bề dày của lịch sử xã hội:

1. Nhân vật Chí Phèo

Hình ảnh của 1 người nông dân lương thiện, bị xã hội tha hóa, đẩy vào con đường lưu manh, bị cường hào, ác bá đẩy vào tù.Nhà tù của bọn thực dân đã tiếp tay cho cường hào để giết chết cái gọi là phần con người trong nhân vật Chí và biến thành Chí Phèo, biến một con người nông dân lương thiện thành một ác quỷ.Nỗi đau khổ của nhân vật không phải ở việc là không nhà cửa, không cha mẹ, không người thân thích. Mà chính xã hội đã dày xéo một con người, cướp đi linh hồn và quyền được làm người từ họ. Đó chính là nỗi thống khổ của một hoặc nhiều những cá thể sinh là người nhưng lại không được hưởng cái quyền làm người đó và bị xã hội từ chối xua đuổi.Chí Phèo dần lạc vào những cơn xay , anh chửi trời, chửi đời, chửi cái thằng cha con mẹ nào đẻ ra Chí Phèo. Chính trong những lời chửi mắng ấy là nỗi căm hận vô cùng của xã hội vì không ai cho anh quyền được làm người lương thiện. Không ai chửi lại anh cả, vì đơn giản là xã hội không còn ai coi anh là con người.Cho đến 1 ngày Chí Phèo gặp được Thị Nở trong một đêm trăng say rượu. Như một điều kỳ diệu Thị Nở chỉnh là người khơi dậy bản năng của người đàn ông say. Mà sự yêu thương, mộc mạc, chân thành, sự chăm sóc của người đàn bà khốn khổ ấy đã đánh thức tỉnh lương chi trong con người Chí.Luôn tha thiết, luôn mong được yêu thương, được cảm thông và được trở lại hòa nhập cùng mọi người.Không thể trở lại làm người lương thiện. Chí bắt đầu bộc lộ những bi kịch nội tâm đau đớn bằng câu nói: “Tao muốn làm người lương thiện (…) Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện được nữa. Biết không!”.

2. Nhân Vật Bá Kiến

Trong tác phẩm Chí Phèo , Bá Kiến được xây dựng là một nhân vật có lòng dạ độc ác. Có thể nói rằng, ngoài mắt Bá Kiến tỏ ra rất hiền lành với Chí nhưng thực chất hắn lại là một con người độc ác.Bá Kiến xuất hiện khi Chí Phèo đang trong cơn say. Để có thể đạt được mục đích của mình hắn đỡ Chí Phèo vào trong nhà, mời xơi nước và khiến cho Chí trở thành một trong những tay sai nguy hiểm.Nhân vật Bá Kiến là một trong những hình tượng tiêu biểu cho giai cấp thống trị, với bộ mặt tàn ác, xấu xa. Điển hình cho một tầng lớp địa chủ, cường hào ở nông thôn thời bấy giờ. Tìm mọi cách để có thể bóc lột được người nông dân.Hắn cư xử với Chí Phèo hết sức nham hiểm, khi thì tàn nhẫn, dọa nạt, khi thì mềm mỏng. Bá Kiến đã biết Chí từ một con người lương thiện trở thành một tên lưu manh.

Bối cảnh trong tác phẩm Chí Phèo

Trong tác phẩm Chí Phèo nhà văn Nam Cao đã lấy bối cảnh là làng Vũ Đại. Làng Vũ Đại được biết đến là một trong những ngôi làng Việt Nam cổ xưa. Dân làng ở đây hễ thấy Chí là la lên và ùa ra xem, nhưng về sau hầu hết mọi người đều không còn quan tâm tới sự tồn tại của trí nữa.Bối cảnh tiếp theo đó chính là “một cái lò gạch cũ” đó chính là nơi mà Chí Phèo được sinh ra, khi cất tiếng khóc chào đời, Chí không hề được hưởng cái gọi là quyền của một con người.

Hình ảnh lò gạch trong tác phẩm Chí Phèo đều được xuất hiện ở đầu và ở cuối truyện. Tác giả đã nói lên hình ảnh bắt đầu và sự kết thúc cay đắng của một đời người khốn cùng của xã hội.

Xem thêm: Phân Tích Bức Tranh Tứ Bình Trong Bài Việt Bắc Của Tố Hữu, Phân Tích Bức Tranh Tứ Bình Trong Bài Việt Bắc

Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao mang lại một giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương và trân trọng của nhà văn đối với những con người khốn khổ. Hình tượng Chí Phèo sẽ đi sâu vào tâm trí của những thế hệ.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: bài tập tổng hợp