Thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới đang là mối quan tâm của toàn bộ các quốc gia trên thế giới. Các biện pháp nhỏ bé góp phần cải thiện chất lượng môi trường
Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm hiện nay đó là tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Đây không chỉ là vấn đề của riêng quốc gia nào mà là vấn đề của toàn cầu. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước đang đe dọa tới sức khỏe, chất lượng sống của con người. Chính bởi vậy, những biện pháp xử lý, hỗ trợ cùng với các chính sách ép buộc đối với việc xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường đang dần giúp cải thiện môi trường nước
Nếu bạn có thắc mắc cách “người ta” và “người tây” đang xử lý nước thải sinh hoạt |
Ô nhiễm môi trường nước đang là từ khóa nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay. Khi bạn tra google có đến khoảng 20.700.000 kết quả trả về nhưng đâu là định nghĩa chính xác về khái niệm ô nhiễm môi trường nước là gì.
Đang xem: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước
Thực chất, ô nhiễm môi trường nước là nguồn nước bị tác động bởi nhiều yếu tố và nguyên nhân khác nhau dẫn đến độ sạch của nước bị giảm. Nước bị ô nhiễm gây lên một số tác động có hại đến sức khỏe của con người cũng như tác động đến môi trường, thực động vật,….
Nguồn gốc và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Trên thực tế nguồn gốc và tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước khá đa dạng, chủ yếu được chia thành ô nhiễm từ tự nhiên hoặc nhân tạo. Với mỗi nguồn ô nhiễm thì lại bị tác động từ nhiều tác nhân khác nhau dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm.
Ô nhiễm nước từ tự nhiên được hiểu chính là những nguyên nhân khách khách quan gây ô nhiễm nguồn nước. Tác nhân có nguồn gốc từ tự nhiên gây ra ô nhiễm nguồn nước thường là do các hiện tượng thời tiết hay do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật gây ra như phân, xác chết,…. Trong quá trình sinh trưởng, các sản phẩm của chúng một phần sẽ bị phân hủy và ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm lâu ngày và thường xuyên sẽ gây ra ô nhiễm nguồn nước.
Ngoài ra, thời tiết như lũ lụt có thể làm khuấy động các nguồn nước ô nhiễm hòa chung với nguồn nước sạch khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Theo đánh giá, hậu quả của ô nhiễm nguồn nước tự nhiên thường mang lại hậu quả khá nghiêm trọng và khó khắc phục. Tuy nhiên, tình trạng này không thường xuyên và đây không phải nguyên nhân chính khiến chất lượng nước bị suy giảm chất lượng trên toàn cầu.
Ô nhiễm nguồn nước có nguồn gốc từ con người
Một trong những nguyên nhân khiến chất lượng nước trên toàn cầu giảm đi đó là do tác động của con người. Tác nhân gây ra điều này một phần là do nước thải sinh hoạt từ gia đình, bệnh viện, trường học trong quá trình hoạt động, sinh hoạt của con người. Nước thải sinh hoạt tuy là một trong những nguồn gây ô nhiễm song trên thực tế các thành phần trong nước thải sinh hoạt sẽ khá dễ phân hủy nên khi được xử lý theo đúng quy trình thì nó không gây ra hệ quả quá nặng nề.
Ngoài nguyên nhân từ nước thải sinh hoạt thì các chất thải công nghiệp chính là yếu tố khiến nguồn nước trên toàn cầu đang bị ảnh hưởng. Nước thải công nghiệp với mỗi ngành nghề lại có thành phần cùng cách xử lý khác nhau. Chúng chứa những chất hóa học làm ô nhiễm nguồn nước và đây là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe và môi trường sống nếu nguồn nước bị ô nhiễm.
Chính từ sự tác động của nền công nghiệp khiến nguồn nước trên toàn cầu đang bị đe dọa trầm trọng. Bạn sẽ dễ dàng thấy những con số chỉ ra mức độ ô nhiễm đang tăng cao liên tục. Việc công nghiệp hóa, lạm dụng tài nguyên nước cùng các yếu tố khác đang là nguyên nhân chính khiến cho thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới rơi vào tình trạng đáng báo động.
Xem thêm: Cách Chụp Ảnh Di Chuyển Trên Iphone 6S, Hướng Dẫn Chụp Ảnh Live, Ảnh Động Trên Iphone
Điều đáng nói ở đây là các con sông ở lục địa châu Á là nơi bị ô nhiễm nặng nề với hàm lượng chì cùng các chất hóa học khác đang cao hơn nhiều lần so với các hồ chứa tại khu vực khác. Theo báo cáo, số lượng vi khuẩn tại đây đạt gấp 3 lần so với mức trung bình thế giới. Ngoài ra, đây chỉ là vấn đề ô nhiễm nước bề mặt, một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay nữa đó là tình trạng ô nhiễm nước ngầm ở một số quốc gia.
Tại Mỹ khoảng 40% các sông tại thành phố Hoa Kỳ đang gặp tình trạng ô nhiễm nguồn nước và đến 46% các hồ có môi trường nước không đạt tiêu chuẩn để duy trì sự sống cho các loài thủy sinh. Không chỉ ở Mỹ, Bangladesh đang đối mặt với nguy cơ 1,2 triệu dân nước này phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm khi đến 85% nguồn nước đã bị ô nhiễm.
Không nói đâu xa, các nước lân cận và chính Việt Nam cũng đang gặp vấn đề về nguồn nước sạch. Trung Quốc là đất nước đang trong tình trạng báo động khi chỉ có 35% của 1200 địa điểm cung cấp nước đảm bảo được chất lượng nguồn nước. Philippin cũng là một trong những đất nước đứng trước đe dọa về nguồn nước bị ô nhiễm. Nhiều bãi rác lộ thiên cùng thói quen sinh hoạt kém vệ sinh đã làm nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng.
Tại Việt Nam, những dẫn chứng rõ nhất về việc ô nhiễm môi trường nước đó theo báo cáo thống kê, tại Hà Nội chỉ 10% trong tổng số 350 – 400 nghìn m3 nước thải và hơn 1.000m3 rác thải xả ra mỗi ngày được xử lý. Bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được mức độ ô nhiễm môi trường nước đang leo thang từng ngày. Không chỉ tại Hà Nội, Hồ Chí Minh cũng đang ở mức cảnh báo khi có tới 500.000m3 nước thải/ngày từ các nhà máy bột giặt, giấy, nhuộm.
Nguồn nước ô nhiễm chính là nguyên nhân gây ra một số bệnh ở người, về lâu về dài thì đây là một trong những tác nhân phá hủy cơ thể và môi trường sống của con người. Nhận thức được vấn đề này, các biện pháp và đóng góp của từng cá nhân, tổ chức nhằm thay đổi thực trạng ô nhiễm môi trường nước ngày một được tuyên truyền và nâng cao hơn. Nhưng, trên thực tế thì vấn đề ô nhiễm nước này sẽ không được giải quyết triệt để mà các biện pháp thực hiện nhằm thay đổi, cải thiện, giảm thiểu mức độ ô nhiễm nguồn nước ở mức thấp nhất.
Nhà nước đang không ngừng tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức mỗi người dân trong việc bảo vệ môi trường nước trước những tác động xấu từ môi trường và con người. Chính điều này đã làm thay đổi tư duy, nhận thức cũng như đề cao ý thức của mỗi công dân trước vấn đề toàn cầu. Các công tác kiểm tra, giám sát cũng cũng được thực hiện kịp thời và nhanh chóng.
Bên cạnh đó, việc áp dụng các công nghệ xử lý nước thải hiện đại cũng đang dần được sử dụng ở hầu hết các khu công nghiệp. Tại các khu dân cư, các biện pháp xử lý chất thải cũng được tiến hành đồng bộ. Ngoài ra, công tác sản xuất cũng được cải tiến với phương châm thân thiện với môi trường. Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư hơn nữa vào các hệ thống xử lý nước thải để khắc phục tình trạng ô nhiễm một cách hiệu quả.
Xem thêm: Trần Kiện Phong Tuyên Bố Giải Nghệ? Tiểu Sử Diễn Viên Trần Kiện Phong
Với những thông tin về thực trạng ô nhiễm môi trường nước cùng các biện pháp khắc phục trong bài viết, mong rằng chúng tôi đã mang tới những thông tin hữu ích với bạn đọc. Hãy chung tay bảo vệ nguồn nước sạch cũng như bảo vệ cuộc sống của chính bạn.