Top 9 Bài Phân Tích Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ Hay Chọn Lọc

Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) của Đặng Trần Côn để cảm nhận tiếng lòng thiết tha, thổn thức của người chinh phụ
1. Hướng dẫn phân tích đoạn trích1.1. Phân tích đề1.2. Hệ thống luận điểm2. Lập dàn ý chi tiết2.1. Mở bài phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ2.2. Thân bài phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ2.3. Kết bài phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ3. Sơ đồ tư duy4. Một số bài văn mẫu tham khảo4.1. bài số 14.2. bài số 24.3. bài số 35. Kiến thức bổ sung

Tài liệu hướng dẫn phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Đặng Trần Côn) gồm những gợi ý chi tiết giúp em làm tốt các bước phân tích đề, lập dàn ý và sơ đồ tư duy kèm theo một số mẫu bài văn tham khảo hay.

Đang xem: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Hướng dẫn phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Đề bài: Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn).

1. Phân tích đề

– Yêu cầu đề bài: phân tích nội dung, nghệ thuật của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.– Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.- Phương pháp lập luận chính: phân tích.

2. Hệ thống luận điểm

Luận điểm 1: Tình cảnh cô đơn, lẻ loi, nỗi buồn tủi của người chinh phụ (16 câu đầu)+ Hành động lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, vô vị+ Ngày đêm thao thức ngóng trông tin chồng+ Cảm nhận khác thường về ngoại cảnh và thời gian+ Hoạt động gắng gượng duy trì nếp sống hằng ngày- Luận điểm 2: Nỗi nhớ chồng nơi chiến trận của người chinh phụ (8 câu còn lại)+ Ước muốn của người chinh phụ+ Nỗi nhớ của người chinh phụ+ Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh

Lập dàn ý chi tiết phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Mở bài phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

– Vài nét về tác giả Đặng Trần Côn và dịch giả Đoàn Thị Điểm+ Đặng Trần Côn là một danh nhân văn hóa có cống hiến to lớn đối với nền văn học Việt Nam trong đó nổi tiếng nhất là tác phẩm chữ Hán Chinh phụ ngâm.+ Đoàn Thị Điểm (1705 – 1749) là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng, bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất.- Giới thiệu đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụVị trí: Từ câu 193 đến câu 220 của tác phẩm Chinh phụ ngâm.+ Nội dung: Diễn biến tâm trạng của người chinh phụ trong thời gian chồng đi chinh chiến, tiếng nói oán trách chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đòi quyền sống, hạnh phúc lứa đôi.

Xem thêm: Cs31: Intro To C Structs In C, Structure In C Programming With Examples

Thân bài phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

* Tình cảnh cô đơn, lẻ loi, nỗi buồn tủi của người chinh phụ (16 câu đầu)– Hành động lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, vô vị.+ “Thầm reo từng bước”: Bước chân lặng lẽ đi đi lại lại trên hiên vắng.
+ “Rủ thác đòi phen”: Vào trong phòng buông rèm rồi lại cuốn rèm lên không biết bao nhiêu lần.-> Hành động lặp lại đi lặp lại một cách vô thức, vô nghĩa thể hiện tâm trạng thẫn thờ, chồng chất ưu tư, trĩu nặng u buồn, không biết san sẻ cùng ai của người chinh phụ.+ “Dạo hiên vắng”: tâm thế của một con người đang âm thầm chịu đựng sự lẻ loi, cô đơn.+ “Ngồi rèm thưa”: trông ra ngoài ngóng đợi tin chồng nhưng chẳng thấy.-> Chữ “vắng, thưa” không chỉ gợi sự vắng lặng của không gian mà còn cho thấy nỗi trống vắng trong lòng người người chinh phụ.- Thao thức ngóng trông tin chồng+ Ban ngày:Người chinh phụ gửi niềm hi vọng vào tiếng chim thước – loài chim khách báo tin lành.Nhưng thực tế “thước chẳng mách tin”: Tin tức chồng vẫn bặt vô âm tín.+ Ban đêm:Người chinh phụ thao thức cùng ngọn đèn hi vọng đèn biết tin tức về chồng, san sẻ nỗi lòng cùng nàng.Thực tế: “Đèn chẳng biết”, “lòng thiếp riêng bi thiết”. Câu thơ có hình thức đặc biệt khẳng định rồi lại phủ định, ngọn đèn có biết cũng như không vì nó chỉ là vật vô tri không thể san sẻ nỗi lòng cùng người chinh phụ.So sánh với bài ca dao “khăn thương nhớ ai”, bài ca dao cũng có xuất hiện hình ảnh ngọn đèn. Nếu “đèn” trong bài ca dao là tri âm tri kỉ với người phụ nữ thì ở đây ngọn “đèn” lay lắt lại cứa sâu thêm nỗi đau trong lòng người.
+ Hình ảnh so sánh “hoa đèn” và “bóng người”.“Hoa đèn” đầu bấc ngọn đèn, thực tế là than. Cũng giống như ngọn đèn cháy hết mình để rồi chỉ còn hoa đèn tàn lụi, người phụ nữ đau đáu hết lòng chờ chồng nhưng cuối cùng nhận lại sự cô đơn, trống trải.Liên hệ với nỗi cô đơn của Thúy Kiều sau khi từ biệt Thúc Sinh trở về với chiếc bóng năm canh:“Người về chiếc bóng năm canhKẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”– Cảm nhận khác thường của người chinh phụ về ngoại cảnh.“Gà eo óc gáy sương năm trốngHòe phất phơ rủ bóng bốn bên”+ “Gà gáy”, “sương”, “hòe”: Là những hình ảnh gắn với cuộc sống thôn quê bình dị, yên ả+ Từ láy “eo óc, phất phơ”: Cực tả vẻ hoang vu, ớn lạnh đến ghê rợn của cảnh vật.=> Có thể thấy, cảnh vật và sự sống bên ngoài đều nhuốm vẻ tang thương, vô cảm, bất định không dễ nắm bắt.- Cảm nhận khác thường của người chinh phụ về thời gian.“Khắc giờ đằng đẵng như niênMối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”+ “Khắc giờ đằng đẵng”, “mối sầu dằng dặc”: Thể hiện sự dàn trải của nỗi nhớ miên man không dứt.+ Biện pháp so sánh kết hợp với các từ láy giàu giá trị gợi hình gợi cảm “dằng dặc, đằng đẵng” tạo âm hưởng buồn thương, ngân nga như tiếng thở dài của người thiếu phụ đăm đắm chờ chồng, mỗi phút mỗi giờ ngắn ngủi trôi qua mà nặng nề như một năm dài, thời gian càng dài mối sầu càng nặng nề hơn.+ So sánh: 1 giờ = 1 năm; mối sầu = biển lớn mênh mông=> Nỗi buồn kéo dài theo thời gian và bao trùm lên cả không gian mênh mông như biển cả.- Hoạt động gắng gượng duy trì nếp sống hằng ngày.+ “Gượng đốt hương”: miễn cưỡng đốt hương tìm sự thanh thản nhưng lòng dạ lại mê man, không tập trung, khắc khoải, những dự cảm chẳng lành+ “Gượng soi gương”: “gượng” soi gương nhưng chỉ thấy hiện lên đó gương mặt đau khổ đầm đìa nước mắt.+ Gượng gảy đàn: Gượng gảy đàn sắt đàn cầm để ôn lại kỉ niệm vợ chồng nhưng lại lo lắng có điềm gở.-> Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm.=> Nỗi buồn khổ của người chinh phụ đã lên tới cực điểm. Những hành động gượng gạo không giúp chinh phụ tìm được sự giải tỏa, sẻ chia nỗi lòng nên nỗi cô đơn, sầu nhớ càng thêm chồng chất.* Nỗi nhớ chồng nơi chiến trận của người chinh phụ (8 câu còn lại)– Không gian được mở rộng:“Non Yên dù chẳng tới miềnNhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.”+ “Non Yên”: điển tích chỉ miền núi non nơi biên ải xa xôi.+ Hình ảnh “đường lên trời” xa vời: Không gian chia li rộng lớn mà chỉ kích thước của vũ trụ “đường lên bằng trời” mới sánh kịp.+ “Thăm thẳm”: độ dài của thời gian, độ rộng của không gian, độ sâu của nỗi nhớ vô tận, vô cùng.-> Hình ảnh ước lệ gợi lên sự xa cách muôn trùng giữa người chinh phu và người chinh phụ. Nỗi nhớ tràn ra cả không gian và thời gian rộng lớn.+ “Đau đáu”: khát khao, nỗi nhớ gắn với nỗi đau, nỗi sầu.-> Tình và cảnh thẩm thấu lẫn nhau, nỗi lòng thương nhớ nặng nề.=> Nỗi lòng đã hoàn toàn phơi ra ngoài cảnh vật.- Hình ảnh:+ “Cành cây sương đượm”: sự buốt giá trong tâm hồn người.+ “Tiếng trùng mưa phun”: ảo não-> Khao khát sự đồng cảm nhưng vô vọng, sầu nhớ thèm da diết.=> Khi “tiếng trùng mưa phun“ rung lên ta không còn nghe tiếng của ”lòng này” nữa mà là tâm trạng của người chinh phụ đã lẩn khuất trong hình ảnh, âm điệu của tự nhiên, âm thanh của tiếng trùng hay cũng chính là âm thanh của một cõi lòng tan nát.

Xem thêm: Cách Thức Chuyển Khoản – Chuyển Khoản Ngân Hàng: Hướng Dẫn A

Kết bài phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

– Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.+ Nội dung: Tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ với những cung bậc và sắc thái khác nhau trong thời gian dài người chồng đi đánh trận.+ Nghệ thuật: Giọng thơ trầm buồn, khắc khoải, da diết, trầm lắng; bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế; biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, từ láy, ẩn dụ, điệp liên hoàn; bút pháp ước lệ, tả cảnh ngụ tình; ngôn từ chọn lọc.- Liên hệ với số phận của những người chinh phụ trong xã hội phong kiến xưa, qua đó phê phán chiến tranh phi nghĩa.

Sơ đồ tư duy

*

Chi tiết sơ đồ tư duy phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Một số bài văn mẫu tham khảo phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: bài tập tổng hợp