Văn Bản Công Chứng – Giá Trị Pháp Lý Của

Công chứng là hoạt động mang tính chất pháp lý được thực hiện phổ biến trong đời sống xã hội. Các văn bản công chứng được sử dụng thường xuyên, liên tục giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Vì vậy việc tìm hiểu về giá trị của văn bản công chứng là điều hết sức cần thiết. Tại điều 5 Luật công chứng 2014 Giá trị pháp lý của văn bản công chứng được quy định như sau:

Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Đang xem: Văn bản công chứng

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch”

Như vậy có thể thấy văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan và có giá trị chứng cứ. Đối chiếu quy định luật có thể thấy rằng giá trị thi hành của văn bản công chứng không chỉ đối với các bên trực tiếp thực hiện giao dịch mà còn có hiệu lực đối với các bên liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó chính là các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm. Việc thực thi này không phân biệt văn bản công chứng do Phòng công chứng hay văn phòng công chứng chứng nhận.

Xem thêm: Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Chung Ly Hôn, Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Chung Mất 15

Tuy nhiên nếu trong trường hợp một bên vi phạm nghĩa vụ, văn bản công chứng không được thi hành thì các bên có thể khởi kiện ra tòa hoặc có thể tự thỏa thuận. Như vậy bên cạnh việc chỉ định cơ quan phân xử là Tòa Án; thì Luật cũng đã quy định các bên tham gia có thể thỏa thuận cách thức giải quyết. Việc quy định này nhằm tạo ra hành lang pháp lý an toàn; đồng thời giảm thiểu tối đa thời gian, chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp; bên cạnh đó giảm được một phần áp lực công việc lên hệ thống cơ quan Tòa Án.

Giá trị chứng cứ của văn bản công chứng thể hiện ở chỗ các hợp đồng, giao dịch đã được công chứng thì đương nhiên sẽ được pháp luật thừa nhận; mọi tình tiết sự kiện được ghi nhận trong văn bản công chứng đều không phải chứng minh nếu có xảy ra tranh chấp. Bên cạnh đó trong một số trường hợp, việc thực hiện công chứng được xem là một trong những điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực; điều đó có nghĩa là nếu các bên không thực hiện công chứng theo quy định thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu về mặt hình thức dẫn đến các bên phải chấm dứt hợp đồng và bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại theo quy định của Pháp luật về dân sự. Như vậy có thể thấy rằng dù việc công chứng là theo quy định của Pháp luật hay sự tự nguyện của cá nhân, tổ chức (Khoản 1, điều 2 Luật công chứng 2014) thì văn bản công chứng đều có đầy đủ hai giá trị pháp lý: thi hành và chứng cứ.

 Trong qúa trình thực tiễn hoạt động tại địa phương cá nhân tôi nhận thấy rằng: Các văn bản đã công chứng luôn có giá trị thi hành đối với các bên có liên quan. Hầu hết các bên sau khi thực hiện ký hợp đồng, giao dịch đều tuân thủ đầy đủ các quy định, điều khoản của hợp đồng. Đối với các công chứng viên văn bản đã được công chứng là tài liệu rất quan trọng. Đây không chỉ là chứng cứ thông thường mà những tình tiết, sự kiện nêu trong văn bản có giá trị pháp lý cao hơn hẳn những nguồn chứng cứ khác. Điều này xuất phát từ thủ tục chặt chẽ, nghiêm ngặt khi tạo lập và chứng nhận văn bản công chứng – là cơ sở pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận và ý chí của các bên tham gia.

Xem thêm: Melody Là Gì ? 4 Thuật Ngữ Âm Nhạc Chắc Chắn Bạn Chưa Biết Melody Là Gì

Do vậy để nâng cao vai trò, tầm quan trọng của Nghề công chứng thì điều cần thiết chính là khẳng định được giá trị cuả các văn bản công chứng. Để các cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan năm bắt được rằng: Văn bản công chứng có giá trị thi hành và là chứng cứ không phải chứng minh. Tính xác thực và độ tin cậy cao của văn bản công chứng nhằm bảo đảm sự an toàn cho các giao dịch kinh tế, dân sự của các cá nhân, tổ chức; tạo nên sự tin tưởng của khách hàng, hạn chế mức thấp nhất các tranh chấp xảy ra. Từ đó tạo ra hành lang pháp lý an toàn góp phần đảm bảo trật tự, kỷ cương, ổn định xã hội./.