Văn lập luận chứng mình là một trong những dạng văn nghị luận thường xuất hiện trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở. Cùng tìm hiểu cách làm bài văn lập luận chứng minh đầy đủ ý nhất, khiến bài văn của bạn đạt điểm cao qua bài viết dưới đây của sonlavn.com nhé.
Đang xem: Văn nghị luận chứng minh
Văn lập luận chứng minh là dạng văn sử dụng lí lẽ, dẫn chứng xác thực, đáng tin cậy để khẳng định một luận điểm, ý kiến cụ thể. Qua văn lập luận chứng minh, người viết cần đánh giá được sự đúng, sai của một vấn đề, quan điềm.
Dẫn chứng đóng vai trò quan trọng trong văn lập luận chứng minh. Dẫn chứng có thể được lấy từ những số liệu cụ thể, từ con người thực trong cuộc sống hay trong văn học,…Bởi vậy, khi lựa chọn dẫn chứng đưa vào bài văn của mình, người viết cần có sự chọn lọc kỹ càng. Không phải dẫn chứng nào cũng nên đưa vào và không phải dẫn chứng nào cũng khiến cho bài viết trở nên sâu sắc.
Lựa chọn được dẫn chứng nổi bật, có sức thuyết phục sẽ khiến bài viết hay hơn, thuyết phục người đọc hơn. Sự khác biệt giữa những dẫn chứng sẽ tạo nên sự nổi trội trong bài viết của mỗi cá nhân.
Dẫn chứng khi đưa ra cần phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được đông đảo mọi người thừa nhận. Dẫn chứng cần đảm bảo có đủ những tính chất sau: phù hợp với quan điểm, vấn đề được đưa ra, dẫn chứng tiêu biểu, nhiều người biết, có tính đặc trưng. Đồng thời dẫn chứng cần đảm bảo trình bày theo một hệ thống nhất định, sắp xếp khoa học để người đọc có thể theo dõi.
Để có thể làm bài văn lập luận chứng minh một cách chuẩn xác, đầy đủ các ý, khi làm dạng đề này, chúng ta cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đọc đề bài xác định yêu cầu
Khi đọc đề bài, chúng ta cần xác định được dạng văn, ví dụ như văn lập luận chứng minh, hay văn nghị luận về tư tưởng đạo lí, văn nghị luận về hiện tượng đời sống, xã hội.
Ví dụ một số đề bài dạng văn lập luận chứng minh như: “Nhân dân ta thường có câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.
Còn một số dạng văn khác như:
Văn nghị luận về tư tưởng đạo lí: “Dân gian ta thường có câu: “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Em có suy nghĩ gì về câu ca dao trên”
Văn nghị luận về hiện tượng xã hội: Hiện tượng mải mê chơi điện từ mà bỏ bê học hành của những bạn học sinh hiện nay.
Bước 2: Phân tích đề bài
Sau khi đã xác định được dạng bài, bạn cần xác định được ý chính của đề bài, đề bài khẳng định điều gì.
Ví dụ: Với đề bài: “Hãy chứng minh câu tục ngữ: :Có chí thì nên”
Phân tích: câu tục ngữ khẳng định rằng: chỉ cần có ý chí, quyết tâm, cố gắng, nỗ lực không bỏ cuộc thì con người nhất định sẽ đạt được thành công.
Với đề bài: “hãy chứng minh câu tục ngữ: “một cây làm chẳng nên non/ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Phân tích: câu ca dao khẳng định tầm quan trọng của sự đoàn kết, có tinh thần đoàn kết thì có thể đạt được những thành công to lớn.
Bước 3: Tìm dẫn chứng chứng minh
Sau khi đã xác định được đề bài yêu cầu gì, bạn cần tìm ra dẫn chứng chứng minh cho quan điểm đó. Lưu ý những dẫn chứng nêu ra cần có chọn lọc. Không nên nêu dẫn chứng tràn lan, không nổi bật sẽ khiến bài viết trở nên lan man, không thu hút và dễ tạo cảm giác nhàm chán cho người đọc.
Xem thêm: Sinh Ngày 12 Tháng 12 Là Cung Gì, Nhân Mã Sinh Ngày 12 Tháng 12
sonlavn.com sẽ hướng dẫn các bạn cách làm dàn ý bài văn lập luận chứng minh. Khi gặp bất kì đề văn lập luận chứng minh nào, các bạn chỉ cần nghĩ ra những ý theo sườn dàn ý là có thể viết được bài văn hoàn chỉnh, đạt điểm cao, đảm bảo đủ ý.
Mở bài:
Dẫn dắt để giới thiệu về quan điểm được nhắc tới
Khái quát về vấn đề, quan điểm nêu ra.
Thân bài
Ý1: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ, ca dao
Ý 2: Nêu dẫn chứng chứng minh
Ý 3: Có thể nêu những quan điểm trái chiều, dẫn chứng ngược để khiến quan điểm được đào sâu, nhiều chiều.
Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề.
Đề 1: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Mở bài
Dẫn dắt để giới thiệu về quan điểm được nhắc tới
Khái quát về vấn đề, quan điểm nêu ra.
Ví dụ: “Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là câu tục ngữ quen thuộc của dân tộc ta. Câu tục ngữ muốn nhắc nhở mỗi chúng ta rằng có sự kiên trì, con người nhất định sẽ đạt được điều mình mong muốn.
Thân bài
Ý1: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ, ca dao
Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” dùng hai hình ảnh thanh sắt và chiếc kim để khẳng định tính kiên trì, sự bền lòng bền chí, cố gắng nỗ lực sẽ giúp con người đạt đến thành công.
Ý 2: Nêu dẫn chứng chứng minh
Dẫn chứng 1: Mạc Đĩnh Chi là một cậu bé con nhà nghèo, vì nhà nghèo không có tiền nên câu từ bé đã phải giúp gia đình kiếm sống, tối về mới có thời gian học. Tuy nhiên, vì nhà quá nghèo, nhà cậu không có tiền mua đèn dầu, cậu phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng. Với sự miệt mài, kiên trì học tập, cậu bé ấy đã đỗ Trạng Nguyên và rồi trở thành một vị quan lớn triều Trần.
Dẫn chứng 2: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, người bị liệt cả hai cánh tay, không thể viết chữ bằng tay, khi đi học còn không được nhận vì ai cũng lo lắng cậu không thể theo học được. Tuy nhiên, bằng sự miệt mài luyện chữ bằng chân, cậu bé ấy đã viết được chữ như bao bạn bè khác. Cuối cùng vẫn tốt nghiệp Đại học và hiện giờ trở thành thầy giáo dạy biết bao thế hệ học sinh khác.
Dẫn chứng 3: Nhắc đến Cao Bá Quát, chúng ta có thể nhớ đến câu “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán” thể hiện tài năng của Cao Bá Quát. Ông là người nổi tiếng với văn hay chữ tốt, đã để lại cho đời nhiều tập thơ chữ Hán điêu luyện, giàu tình cảm. Nhưng để có được sự ngưỡng vọng của người đời, Cao Bá Quát từng trải qua những quãng thời gian rất khó khăn. Chuyện là: Cao Bá Quát nổi tiếng là người văn hay, nhưng vì chữ xấu mà từng giúp đỡ bà cụ hàng xóm không thành. Ông thay bà cụ đệ đơn giải oan lên trình quan phủ nhưng vì chữ quá xấu, quan không đọc được mà thét đuổi mà cụ ra ngoài. Ông vô cùng ân hận vì vậy đã trở về và luyện chữ sao cho thật đẹp. Sáng ông cầm que vạch lên cột nhà, tối ông viêt đủ mười trang giấy mới chịu dừng. Ông còn mượn thêm những cuốn sách chữ đẹp để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Nhờ sự kiên trì luyện tập suốt mấy năm mà ông đã nổi danh khắp nước là “văn hay chữ tốt”
Ý 3: Có thể nêu những quan điểm trái chiều, dẫn chứng ngược để khiến quan điểm được đào sâu, nhiều chiều.
Kết bài
Khẳng định lại vấn đề.
Xem thêm: GiảI M㣠Cung Kim Ngưu Thuộc Mệnh Gì, Hợp Với Màu Gì
Như vậy, trên đây là hướng dẫn của sonlavn.com về cách làm bài văn lập luận chứng minh. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích để bạn có thể viết được những bài văn lập luận chứng minh hay và thuyết phục.