Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài 5 Gdcd 10, Sơ Đồ Tư Duy Giáo Dục Công Dân

Sơ đồ tư duy GDCD 12 bài 5

A. Tìm hiểu kiến thức GDCD 12 bài 5 trước khi vẽ sơ đồ tư duy GDCD 12 bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

I. Kiến thức cơ bản:

1. Bình đẳng giữa các dân tộc: 

a. Khái niệm: Là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da,… được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

Đang xem: Sơ đồ tư duy bài 5 gdcd 10

b. Nội dung quyền bình đẳng:

– Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị: Thông qua quyền của công dân tham gia quản l nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước… thực hiện theo 2 hình thức: trực tiếp và gián tiếp.

– Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế: Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, không có sự phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số. Các vùng: sâu, xa, đồng bào dân tộc thiểu số được Nhà nước quan tâm đặc biệt.

– Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục:

+ Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp được giữ gìn, khôi phục và phát huy…

+ Các dân tộc đều bình đẳng trong hƣởng thụ nền giáo dục nước nhà, Nhà nước tạo mọi điều kiện để các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về cơ hội học tập.

c. Ý nghĩa:

– Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở đoàn kết các dân tộc.

– Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển là sức mạnh toàn diện góp phần xây dựng đất nước.

d. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước: (đọc thêm)

2. Bình đẳng giữa các tôn giáo:

a. Khái niệm: Là các tôn giáo ở Việt Nam có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo đều được pháp luật bảo vệ.

b. Nội dung quyền bình đẳng:

– Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước PL, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của

– Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của PL được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo được PL bảo hộ.

c. Ý nghĩa:

– Là cơ sở tiền đề quan trọng của khối đoàn kết dân tộc.

– Thúc đẩy tinh thần đoàn kết keo sơn của nhân dân

– Tạo sức mạnh tổng hợp cả dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước.

d. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước: (đọc thêm)

B. Sơ đồ tư duy GDCD 12 bài 5

*

C. Trắc nghiệm GDCD 12 bài 5

Câu 92: Chọn ý đúng nhất: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là:

A. Các dân tộc trong một quốc gia đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ.

B. Các dân tộc trong một quốc gia đều bình đẳng về chính trị và kinh tế.

C. Các dân tộc trong một quốc gia đều bình đẳng về kinh tế, văn hóa – xã hội.

D. Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

Câu 93: Điều 5 – Hiến pháp quy định:

A. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

B. Các dân tộc bình đẳng, giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

C. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển;

D. Các dân tộc tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

Câu 94: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về:

A. Kinh tế. .

B. Chính trị.

C. Văn hóa, giáo dục.

D. Tự do tín ngưỡng.

Câu 95: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện:

A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị.

B. Quyền bình đẳng giữa các công dân về chính trị.

C. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa – giáo dục.

D. Quyền bình đẳng trong công việc chung của cả nước.

Câu 96: Khái niệm dân tộc trong nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là gì?

A. Là một bộ phận dân cư một quốc gia.

B. Là một tộc người.

C. Là một đất nước.

D. Là một cộng đồng ngôn ngữ.

Câu 97: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu da…đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. Đó là nội dung của khái niệm:

A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. Quyền công dân.

C. Quyền con người.

D. Quyền bình đẳng nam nữ.

Câu 98: Bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ:

A. Quyền bình cơ bản của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

B. Quyền công dân.

C. Quyền được tôn trọng và bảo vệ.

D. Quyền được sống.

Câu 99: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện thông qua:

A. Quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, thảo luận góp ý các vấn đề của đất nước.

B. Quyền có tiếng nói chính trị trên các diễn đàn.

C. Nắm quyền lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo các địa phương.

D. Quyết định các vấn đề chính trị của đất nước, của công đồng.

Câu 100: Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc được thể hiện thông qua:

A. Các chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước không có sự phân biệt giữa dân tộc đa số và thiểu số.

B. Việc tất cả các dân tộc đều có quyền yêu cầu Nhà nước ưu tiên phát triển kinh tế địa phương mình.

C. Các chính sách kinh tế đều không có sự khác biệt theo hướng ưu tiên cho dân tộc đa số.

D. Mọi dân tộc đều được đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất.

Câu 101: Việc Nhà nước đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện:

A. Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc.

B. Quyền bầu cử của công dân.

C. Quyền ứng cử của công dân.

D. Quyền bầu cử và ứng cử của công dân.

Câu 102: Việc Nhà nước thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi có nghĩa là nhà nước đảm bảo: A. Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc.

A. Nhu cầu vật chất và tinh thần cho người dân.

B. Bình đẳng trong hưởng thụ.

C. Mọi công dân đều có việc làm và thu nhập.

Câu 103: Việc Nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng trên lĩnh vực kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi nhằm mục đích gì?

A. Rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số vươn lên phát triển tiến kịp trình độ chung của cả nước.

B. Giúp các dân tộc phát triển kinh tế.

C. Nhằm rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa các dân tộc.

D. Giúp các dân tộc vươn lên phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Câu 104: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng của mình đó là quyền:

A. Bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực văn hóa.

B. Bình đẳng về ngôn ngữ.

C. Quyền được phát triển.

D. Bảo tồn bản sắc dân tộc.

Câu 105: Nhà nước có chương trình bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, đó là biểu hiện Nhà nước đang đảm bảo:

A. Duy trì nền văn hóa dân tộc.

B. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa trong thời đại hội nhập.

C. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực văn hóa.

D. Phát triển nền văn hóa.

Câu 106: Nhà nước đầu tư mở các trường dân tộc nội trú là Nhà nước đảm bảo:

A. Cho mọi trẻ em đều được đến trường.

B. Mọi người đều được đến trường.

C. Quyền bình đẳng trong tiếp cận tri thức.

D. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục.

Câu 107: Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được hưởng:

A. Quyền ngang nhau.

B. Lợi ích ngang nhau.

C. Quyền và nghĩa vụ ngang nhau.

D. Nghĩa vụ ngang nhau.

Câu 108: Chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn còn có tên gọi khác là:

A. Chương trình 134.

B. Chương trình 135.

C. Chương trình 136.

D. Chương trình 138.

Xem thêm: Cảnh Báo Đến Từ “Thần Dược” An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Là Gì, An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Là Gì

Câu 109: Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc:

A. Cơ sở chính sách đại đoàn kết dân tộc.

B. Các dân tộc hưởng quyền phát triển kinh tế.

C. Các dân tộc hưởng quyền văn hóa – giáo dục.

D. Được hưởng quyền về chính trị.

Câu 110: Điều 24 – Hiến pháp 2013 qui định:

A. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

B. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

C. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

D. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu 111: Tôn giáo là gì?

A. Là một hình thức tín ngưỡng.

B. Có tổ chức, có giáo lí và có lễ nghi.

C. Là một hình thức tín ngưỡng, có tổ chức, có giáo lí và có lễ nghi.

D. Là hoạt động mê tín.

Câu 112: Chọn ý đúng nhất: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:

A. Công dân có quyền không theo bất kỳ một tôn giáo nào.

B. Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ để theo một tín ngưỡng, tôn giáo khác.

C. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền không hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.

D. Các tôn giáo Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và đều được bình đẳng trước pháp luật.

Câu 113: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào được xem là theo tôn giáo ?

A. Thờ cúng tổ tiên, ông, bà.

B. Thờ cúng ông Táo.

C. Thờ cúng các anh hùng liệt sỹ.

D. Thờ cúng đức chúa trời.

Câu 114: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động tín ngưỡng?

A. Thờ Đức Thánh Trần.

B.Thờ cúng ông bà tổ tiên.

C. Thờ Phật Quan Âm.

D. Thờ ông Táo.

Câu 115: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động tôn giáo?

A. Truyền bá thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi.

B. Đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo.

C. Tổ chức ngày Lễ rước Vua Hùng.

D. Tổ chức ngày Lễ Phật Đản.

Câu 116: Tìm câu phát biểu sai:

A. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

B. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm.

C. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

D. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận, được hoạt động khi phải đóng thuế hàng năm.

Câu 117: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:

A. Công dân không có quyền theo bất kỳ một tôn giáo nào.

B. Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ để theo một tín ngưỡng, tôn giáo khác.

C. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền thờ tự ông bà tổ tiên.

D. Các tôn giáo đều bình đẳng và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

Câu 118: Sự kiện giáo sứ treo ảnh Đức Mẹ, Thiên Chúa ở hàng rào, lề đường, cành cây… là biểu hiện của:

A. Hoạt động tín ngưỡng.

B. Lợi dụng tôn giáo.

C. Hoạt động mê tín.

D. Hoạt động tôn giáo.

Câu 119: Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo:

A. Trong khuôn khổ của pháp luật.

B. Trong giới hạn nhất định.

C. Trong phạm vi nhất định.

D. Theo nhu cầu và nguyện vọng của tín đồ.

Câu 120: Theo nội dung bình đẳng giữa các tôn giáo, khái niệm tôn giáo được hiểu là:

A. Một hình thức tín ngưỡng.

B. Một niềm tin vào thế lực siêu nhiên.

C. Một lòng tin của con người.

D. Một tục lệ.

Câu 121: Tín ngưỡng là gì?

A. Không tin vào sự tồn tại thực tế của những bản chất siêu nhiên.

B. Một niềm tin tuyệt đối vào sự tồn tại của bản chất siêu nhiên.

C. Một lòng tin của con người.

D. Một tục lệ.

Câu 122: Biểu hiện nào sau đây đúng với bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Người không theo tôn giáo có nhiều quyền về chính trị hơn.

B. Người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

C. Những người theo tôn giáo thì sẽ bị hạn chế quyền công dân.

D. Tất cả các tôn giáo đều có thể hoạt động tự do.

Câu 123: Nội dung:“Không được phân biệt đối xử vì lí do tín ngưỡng, tôn giáo’’ được thể hiện ở:

A. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

B. Luật dân sự.

C. Hiến pháp.

D. Luật văn hóa.

Câu 124: Hành vi nào sau đây không đúng với nội dung bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Ông A là người theo Thiên chúa giáo, chủ nhật hàng tuần ông đều đi lễ nhà thờ.

B. Ông B là tín đồ phật giáo, mỗi buổi tối ông đều đến chùa để dâng hương.

C. Bà C có một lần nằm mơ gặp được thần tiên báo mộng, sau đó bà đã lập bàn thờ và gọi nhiều người trong xóm đến cúng bái để được ban phước.

D. Anh X là người theo Thiên chúa giáo, đến lễ giáng sinh anh đã tự làm cho mình một hang đá tưởng nhớ ngày chúa ra đời.

Câu 125: Pháp luật nước ta qui định công dân có tôn giáo và không có tôn giáo cũng như giữa các công dân có tôn giáo khác nhau phải

A. Học hỏi lẫn nhau.

B. Nhường nhị lẫn nhua.

C. Yêu thương lẫn nhau.

D. Tôn trọng lẫn nhau.

Câu 126: Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?

A. Thắp hương bàn thờ tổ tiên trước lúc đi xa.

B. Không ăn trứng trước khi đi thi.

C. Yểm bùa.

D. Xem bói để biết tương lai.

Câu 127: Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Là tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc.

B. Nhằm xây dựng đất nước phồn vinh.

C. Nhằm ổn định chính trị.

Xem thêm: #1 Cách Chuyển Appstore Từ Tiếng Trung Sang Tiếng Việt Nhanh Chóng

D. Nhằm ổn định xã hội.

Câu 128: Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tư duy