Sơ Đồ Tư Duy Lịch Sử Thế Giới Hiện Đại, Sơ Đồ Tư Duy Lịch Sử Thpt Quốc Gia

/Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 /Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 Bài 11: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
26 Tháng Hai, 2021 Trương Thanh Hoa

*

Để học tốt lịch sử 12, bên cạnh việc trả lời câu hỏi SGK lịch sử 12, cần hệ tóm tắt lý thuyết bài theo sơ đồ tư duy lịch sử 12. Top tài liệu biên tập sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 11 Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000.

Đang xem: Sơ đồ tư duy lịch sử thế giới hiện đại

*

A. Tóm tắt lịch sử 12 bài 11 để vẽ sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 11

I. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945

1. Sự xác lập của trật tự hai cực Yalta do Xô-Mỹ đứng đầu đã chi phối nền chính trị thế giới.

2. CNXH đã vượt khỏi phạm vi một nước và trở thành một hệ thống thế giới.

3. Sự phát triển mạnh của phong trào GPDT ở Á, Phi, Mỹ La-tinh, các nước này tích cực tham gia và giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới, góp phần làm thay đổi căn bản hệ thống thế giới. Sau khi giành độc lập đã đạt nhiều thành tựu về kinh tế xã hội, tuy nhiên vẫn còn xung đột.

4. Hệ thống đế quốc chủ nghĩa có chuyển biến:

+ Mỹ vươn lên là nước đế quốc giàu mạnh, và mưu đồ làm bá chủ thế giới, nhưng đã chịu nhiều thất bại như ở chiến tranh Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên.

+ Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời, từ đó kinh tế các nước tư bản tăng trưởng liên tục, như Nhật, Đức, và hình thành trung tâm kinh tế lớn của thế giới (EU).

+ Dưới tác động của cách mạng khoa học- kỹ thuật, sự phát triển mạnh của lực lượng sản xuất, dẫn đến sự liên kết kinh tế khu vực (EU). Mỹ, EU và Nhật Bản là ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

5. Nổi bật nhất là sự đối đầu giữa hai siêu cường dẫn đến tình trạng ”Chiến tranh lạnh ” kéo dài nhiều thập kỷ. Ở nhiều nơi diễn ra chiến tranh cục bộ (Đông Nam Á, Trung Đông). Chiến tranh lạnh chấm dứt, chuyển sang xu thế hòa dịu, đối thoại, hợp tác phát triển, tuy nhiên vẫn còn xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ.

6. Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật, khoa học – công nghệ bắt đầu từ Mỹ và đã lan nhanh ra toàn thế giới, khoa học- kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, xu thế toàn cầu hóa lan nhanh ra toàn thế giới, đòi hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp, thích ứng để kịp thời, khôn ngoan nắm bắt thời cơ, tránh việc bỏ lỡ cơ hội và tụt hậu.

II. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY.

1. Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm và mở rộng hợp tác.

2. Quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, với đặc điểm nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế…

3. Ở nhiều khu vực lại bùng nổ các cuộc nội chiến và xung đột, thế giới bị đe dọa bởi chủ nghĩa ly khai, khủng bố.

4. Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu. Các quốc gia dân tộc đang đứng trước thời cơ thuận lợi và thách thức gay gắt để vươn lên.

B. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 11

1. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 11 ngắn gọn

*

2. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 11 chi tiết

2.1 Sơ đồ tư duy lịch sử thế giới từ sau năm 1945

*

2.2 Sơ đồ tư duy lịch xu thế phát triển của lịch sử thế giới

*

C. Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 11

Câu 1. Nhân tố hàng đầu chi phối nền các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỷ XX là

A. Trật tự thế giới đa cực.

B. Trật tự hai cực – hai phe.

C. Trật tự thế giới đơn cực.

D. Trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn.

Câu 2. Một trật tự thế giới mới được xác lập sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. thế giới đa cực.

B. thế giới đơn cực.

C. thế giới hai cực Ianta.

D. thế giới đơn cực nhiều trung tâm.

Câu 3. Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành một hệ thống trên thế giới?

A. Thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Châu Phi.

B. Thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.

C. Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu.

D. Thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở khu vực Mỹ Latinh.

Câu 4. Hai cường quốc đã chi phối trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Mỹ và Anh.

B. Mỹ và Đức.

C. Mỹ và Liên-xô.

D. Mỹ và Trung Quốc.

Câu 5. Một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các khu vực nào sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ- Latinh

B. Các nước Châu Âu, Châu Phi và khu vực Mỹ- Latinh.

C. Các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Bắc Mỹ.

D. Các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Đông- Nam Âu.

Câu 6. Liên xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ mấy thế giới từ những năm 1950 đến nửa đầu những năm 1970?

A. Thứ tư thế giới.

B. Thứ hai thế giới.

C. Thứ ba thế giới

D. Đứng đầu thế giới.

Câu 7. Tổ chức quốc tế nào được thành lập theo thỏa thuận của hội nghị Ianta (2-1945)?

A. Tổ chức Thương mại thế giới( WTO).

B. Tổ chức Liên hợp quốc( UN).

C. Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giới ( WAR).

D. Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace)

Câu 8. Nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế mĩ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ hai

A. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế

B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú

C. Đất nước không bị chiến tranh tàn phá

D. Áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật tiên tiến, hiện đại

Câu 9. Chiến lược toàn cầu của Mỹ dựa trên sức mạnh vượt trội nào?

A. Sức mạnh kinh tế.

B. Sức mạnh khoa học- kỹ thuật.

Xem thêm: Toán 7 Bài 8 : Tính Chất Của Dãy Tỉ Số Bằng Nhau, Giải Toán 7 Bài 8

C. Sức mạnh văn hóa.

D. Sức mạnh kinh tế, tài chính và quân sự.

Câu 10. Ba trung tâm kinh tế, tài chính lớn của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Mỹ, ASEAN, Nhật Bản.

B. Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản.

C. Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản.

D. Mỹ, Nhật Bản, khu vực Mỹ La-tinh.

Câu 11. Xu thế chính trong quan hệ quốc tế sau “ chiến tranh lạnh” là

A. Xu thế tiếp tục đối đầu, căng thẳng giữa hai cực, hai phe.

B. Xu thế tăng cường chạy đua vũ trang giữa các cường quốc.

C. Xu thế chạy đua về kinh tế, tài chính.

D. Xu thế hòa dịu, đối thoại và hợp tác phát triển.

Câu 12. Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu vào

A. giữa những năm 40 của thế kỉ XX.

B. những năm đầu thế kỉ XX.

C. sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ( 1914-1918 ).

D. sau chiến tranh thế giới lần thứ hai ( 1939-1945 ).

Câu 13: Tổng thống Mĩ đầu tiên sang thăm Việt Nam là?

A. Ken-nơ-đi

B. Nich-xơn

C. Bill Clintơn

D. Ô-ba-ma.

Câu 14: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại là

A. Khoa học đã trở thành một lực lượng sản xuất giáp tiếp.

B. Khoa học và kỹ thuật phát triển độc lâp.

C. Khoa học đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp.

D. Mọi phát minh kỹ thuật không bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

Câu 15: Sau “ Chiến tranh lạnh”, hầu như tất cả các quốc gia đều lấy chiến lược phát triển nào làm trọng điểm

A. Văn hóa.

B. Chính trị.

C. Quân sự.

D. Kinh tế.

Câu 16: Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng nào đã dẫn đến xu thế “toàn cầu hóa”?

A. Cách mạng khoa học – công nghệ.

B. Cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII-XIX

C. Cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế “toàn cầu hóa”?

A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

C. Sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực.

D. Sự đối đầu, căng thẳng giữa các cường quốc quân sự.

Câu 18. Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc vào nhiệm kỳ nào?

A. Nhiệm kỳ 2006-2007.

B. Nhiệm kỳ 2008-2009.

C. Nhiệm kỳ 2007-2008.

D. Nhiệm kỳ 2009-2010.

Câu 19. Chọn một câu trả lời đúng nhất, trong số các câu từ A đến D để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu sau: Trong hơn nửa thế kỷ qua, Liên hợp quốc đã trở thành một (a), vừa (b), vừa (c) nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

A. a-Diễn đàn quốc tế, b-hợp tác, c-đấu tranh.

B. a-Diễn đàn khu vực, b-hợp tác,c- đấu tranh.

C. a-Diễn đàn quốc tế, b-không hợp tác, c-không đấu tranh.

Xem thêm: Cretoxyrhina: Loài Cá Mập Megalodon, Cuối Cùng Khoa Học Cũng Giải Đáp Được

D. a-Diễn đàn quốc tế, b-hòa bình, c-hữu nghị.

Câu 20. Phong trào giải phóng dân tộc ở quốc gia nào ở châu Phi đã Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến :

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tư duy