Phòng trưng bày các loài thú có vòi đã tuyệt chủng tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia ở Paris. Ảnh: Muséum National d’Histoire Naturelle
Phòng trưng bày các loài thú có vòi đã tuyệt chủng tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia ở Paris. Ảnh: Muséum National d’Histoire Naturelle
Một nghiên cứu mới đã giải oan cho người sơ khai về việc gây tuyệt chủng thú có vòi như voi ma mút, voi răng mấu… hàng thiên niên kỷ.
Đang xem: Voi ma mút
Một nghiên cứu mới đã giải oan cho người sơ khai về việc gây tuyệt chủng thú có vòi như voi ma mút, voi răng mấu… hàng thiên niên kỷ.
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Ecology & Evolution cho thấy, voi ma mút và voi răng mấu – cả hai đều là họ hàng cổ xưa của voi – bị tuyệt chủng do biến đổi khí hậu chứ không phải do con người săn bắt quá mức.
Nghiên cứu của Đại học Bristol đi ngược lại tuyên bố những thợ săn của người sơ khai đã xóa sổ các loài động vật, và thay vào đó cho rằng, sự thay đổi môi trường toàn cầu khắc nghiệt vào cuối kỷ băng hà cuối cùng là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm và tuyệt chủng của loài thú có vòi này.
Phân tích cho thấy, nguy cơ tuyệt chủng của thú có vòi lên đến đỉnh điểm vào khoảng 2,4 triệu năm trước ở Châu Phi, 160.000 năm trước ở Âu-Á và 75.000 năm trước ở Châu Mỹ – thời điểm không phù hợp với sự mở rộng của loài người sơ khai và khả năng săn bắt động vật ăn cỏ lớn bằng vũ khí thời đại đồ đá.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học Bristol không hoàn toàn “tha thứ” cho con người, cho thấy việc săn bắn có thể đã xoá sổ một số loài động vật có vòi (bao gồm cả voi ma mút và voi răng mấu) vào khoảng 10.000 năm trước.
Tiến sĩ Zhang Hanwen, đồng tác giả nghiên cứu từ Đại học Bristol, cho biết: “Dữ liệu của chúng tôi bác bỏ một số tuyên bố gần đây liên quan đến vai trò của người cổ đại trong việc xóa sổ voi thời tiền sử, kể từ khi săn bắn trở thành một phần quan trọng trong sự tồn tại của tổ tiên chúng ta khoảng 1,5 triệu năm trước. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng tôi đã bác bỏ một cách dứt khoát bất kỳ sự tham gia nào của con người”.
Các nhà nghiên cứu cho biết, săn bắn thú đã trở thành một phần quan trọng trong lối sống của người tiền sử cách đây khoảng 1,5 triệu năm, nhưng sự suy giảm của voi ma mút và voi răng mấu ở Châu Phi đã bắt đầu từ trước đó, với nguy cơ tuyệt chủng cao điểm của chúng vào khoảng 2,4 triệu năm trước.
Xem thêm: Văn Bản Pháp Luật Bao Gồm Những Gì ? Đặc Điểm Và Phân Loại Văn Bản Pháp Luật
Nghiên cứu cho thấy, người hiện đại có thể đã đến Á-Âu khoảng 185.000 năm trước, nhưng không đủ lớn để phù hợp với nguy cơ tuyệt chủng đỉnh điểm của loài thú có vòi sống cách đây 160.000 năm trên lục địa này. Trong khi đó, các nhà khảo cổ cũng nhất trí rằng, người Clovis là người đầu tiên đến Châu Mỹ, khoảng 11.500 năm trước.
Mặc dù voi ngày nay chỉ giới hạn ở ba loài có nguy cơ tuyệt chủng ở vùng nhiệt đới Châu Phi và Châu Á, chúng là những loài sống sót của một nhóm động vật ăn cỏ khổng lồ đa dạng và từng phổ biến một thời, được gọi là bộ có vòi (proboscidea).
Khoảng 700.000 năm trước, nước Anh là quê hương của ba loại voi – hai loài voi ma mút và voi vòi thẳng khổng lồ.
Một nhóm các nhà cổ sinh vật học quốc tế từ các trường đại học Alcalá, Bristol và Helsinki, đã phân tích sự lên xuống của loài voi và các loài tiền nhiệm của chúng. Họ đã xem xét cách thức 185 loài khác nhau thích nghi trong suốt 60 triệu năm tiến hóa bắt đầu ở Bắc Phi.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích các bộ sưu tập hóa thạch của bảo tàng trên khắp thế giới, từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của London đến Viện Cổ sinh vật học của Mátxcơva.
Tiến sĩ Zhang cho biết, đáng chú ý trong 30 triệu năm – toàn bộ nửa đầu của quá trình tiến hóa bộ có vòi – chỉ có hai trong số tám nhóm tiến hóa.
Nghiên cứu cho thấy, quá trình tiến hóa của bộ có vòi đã thay đổi đáng kể vào khoảng 20 triệu năm trước, khi mảng Afro-Arabian va chạm vào lục địa Á-Âu.
Xem thêm: 999+ Những Stt Hay Về Cuộc Sống Cho Bạn Sống Trọn Vẹn Từng Khoảnh Khắc
Họ nhận thấy những sinh vật cổ xưa này tiến hóa rất chậm và ít đa dạng hóa. Sự xáo trộn môi trường sống không ngừng, liên quan đến khí hậu toàn cầu luôn thay đổi, đã liên tục thúc đẩy buộc chúng phải thích ứng. Những sinh vật không theo kịp đã chết.