Vẽ sơ đồ tư duy bài Tràng giang là một cách giúp học sinh vừa học thuộc được thơ, vừa nhớ được hướng phân tích dụng ý nghệ thuật… Chỉ với một trang giấy có thể tóm gọn hết các ý quan trọng, rút ngắn thời gian học bài cho các em.
Đang xem: Vẽ sơ đồ tư duy bài thơ tràng giang
Contents
1 Những lợi ích không ngờ khi học văn qua sơ đồ tư duy 2 Cách vẽ sơ đồ tư duy bài Tràng giang
Sơ đồ tư duy giúp não bộ ghi nhớ kiến thức tốt hơn
Môn Ngữ văn bao hàm rất nhiều truyện ngắn, thơ. Nếu trước đây học sinh phải vất vả ghi nhớ từng câu thơ, ý truyện thì hiện tại với cách học qua sơ đồ tư duy hoàn toàn mới, các em sẽ cảm thấy hào hứng mỗi khi học và tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn rất nhiều.
Sơ đồ tư duy sử dụng những từ khóa chính và hình ảnh giúp cô đọng lại khối lượng kiến thức lớn. Học sinh chỉ cần ghi nhớ những từ khóa quan trọng vẫn có thể hiểu sâu được bài văn, biết được hướng phân tích đúng. Sơ đồ tư duy được ví như một bức tranh lớn nhiều màu sắc, tạo được hứng thú học bài, kích thích não bộ tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Chỉ trong vòng 30 phút các em có thể học thuộc được 1 bài thơ và ý nghĩa phân tích của từng khổ…
Nhiều em cảm thấy rằng mình không có năng lực học văn, không có sự sáng tạo, không biết diễn tả ý văn thế nào cho hay… Đấy là vì các em chưa đánh thức được khả năng sáng tạo đang ngủ quên trong bản thân mình.
Vẽ sơ đồ tư duy sẽ giúp kích thích sự sáng tạo, tưởng tượng, tạo ra một bức tranh sinh động, nhiều màu sắc.
Để hoàn thành sơ đồ tư duy bài Tràng giang trước hết các em cần mô tả ý tưởng. Đặt ý chính ở phần trung tâm sau đó chia thành các nhánh lớn. Mỗi nhánh các em lại chia thành nhiều nhành nhỏ, tiếp tục chia đến khi hết ý của bài. Sơ đồ tư duy càng nhiều nhánh càng thể hiện được sự chi tiết. Mỗi ý cần có hình ảnh minh họa để đi kèm. Lưu ý là mỗi nhánh học sinh nên dùng một màu khác biệt để tạo ấn tượng, giúp nhớ lâu hơn.
Xem thêm: Essay Là Gì ? Công Thức Chuẩn Cho Một Bài Essay Đạt Điểm Cao
Nếu khó hình thành ý tưởng để vẽ sơ đồ tư duy cho bài Tràng Giang các em có thể sử dụng công thức 5W+ 1H.
5W+ H ở đây sẽ là: Tác giả Huy Cận, thời gian sáng tác, địa điểm sáng tác, nhân vật trong bài thơ, tại sao nhân vật lại nảy sinh ý nghĩ đó, ý nghĩa của từng khổ thơ, bài thơ…
Sau khi hình thành được ý tưởng về sơ đồ hóa bài thơ các em cần thực hiện kết nối chúng. Hãy kết nối các ý nhỏ thành một ý lớn. Các ý lớn cùng tập trung về 1 chủ để tổng quát. Thể hiện các kết nối bằng sơ đồ tư duy. Học sinh nên cố gắng dùng các nhiều sắc màu càng tốt. Vẽ tất cả những gì mình tưởng tượng liên quan đến bài thơ, không cần quan trọng là bức hình phải quá đẹp. Quan trọng là bức hình đó sẽ giúp gợi nhớ thông tin khi ôn tập.
Sơ đồ tư duy bài Tràng giang
Nhìn vào sơ đồ tư duy trên có thể thấy kiến thức của cả một bài thơ cần học đã được gói gọn trên 1 trang giấy.Các em có thể tham khảo cách vẽ trên để tập vẽ bản đồ tư duy môn văn cho mình.
Ngoài sư đồ tư duy bài Tràng giang, CCBook cũng chia sẻ với các em một số tác phẩm văn học khác đã được sơ đồ hóa.
Tác phẩm Người lái đò sông Đà qua sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy Vợ Nhặt
Để vẽ được sơ đồ tư duy bài Tràng giang, các em cần phải tóm tắt tác phẩm văn học. Sau đó cô đọng thành những ý chính và từ khóa chính. Để giúp các em không mất nhiều thời gian cho công đoạn này, CCBook sẽ giới thiệu đến các em cuốn sách Đột phá 8+ kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Cuốn sách tổng hợp kiến thức của 3 năm 10, 11, 12. Các tác phẩm thi ca, truyện ngắn… được cô đọng thành những ý trọng tâm. Học sinh có thể sử dụng chính những ý này để sơ đồ hóa, tiết kiệm được thời gian học bài.
Xem thêm: 16/9 Là Cung Gì – Có Sự Kiện Nổi Bật Nào
Hơn nữa, cuốn sách còn trình bày hướng phân tích tác phẩm văn học chi tiết qua các bài tập ví dụ. Một khối lượng kiến thức văn chương “khổng lồ” của cả 3 năm học được gói gọn trong 1 cuốn sách. Đột phá 8+ kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn chắc chắn sẽ giúp việc học của các em trở nên hiệu quả hơn.